Dich vụ Kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống điện

Hàng năm VIỆT NAM ta phải hứng trịu vô số lần sét đánh,vì vậy hệ thống chống sét ra đời.Công Ty TNHH MTV Kiểm Định Máy Xây Dựng Việt Nam ra đời để nhằm đáp ứng như cầu kiểm tra độ đạt chuẩn và độ an toàn của hệ thống chống sét.

Kiểm định hệ thống chống sét

 

– Hằng năm có rất nhiều vụ sét đánh xẩy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do đó kiểm định hệ thống chống sét là  một việc cực kỳ cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn và thiệt hại do sét gây ra

– Việc kiểm định hệ thống chống sét (kiểm định chống sét) nhằm kiểm tra chất lượng làm việc của các hệ thống chống sét và theo thống kê đã làm giảm hẵn các tai nạn về sét gây ra.

– Việc kiểm định hệ thống chống sét (kiểm định chống sét) nhằm đáp ứng yêu cầu của luật định, nếu doanh nghiệp, đơn vị nào có sử dụng hệ thống chống sét mà không thực hiện kiểm định sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước (công an PCCC) xử phạt.

  • kiểm định hệ thống chống sét

 

Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét

 

Sét có thể gây chết người, phá hủy các công trình xây dựng, các thiết bị điện tử. Do đó, chúng ta phải lắp đặt hệ thống chống sét.

Hằng năm, trước mùa mưa bão phải kiểm định chống sét để đánh giá khả năng bảo vệ của hệ thống trước tác động của sét.

Các công trình cần lắp đặt hệ thống chống sét bảo vệ:

  • Các công trình xây dựng, nhà máy, nhà ở cao tầng

  • Kho chứa nhiên liệu, hóa chất. Kho chứa chất nổ

  • Các công trình như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung thép

  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử

 

Các tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét

 

  • TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

  • TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung

  • TCXDVN 7447-5-54:2005, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà. Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ

  • BS7430:1998, Code of practice for earthing.

  • BS923-2:1980, Guide on high-voltage testing techniques.

  • BS 5698-1, Guide to pulse techniques and apparatus - Part 1: Pulse terms and definitions.

  • UL 1449:1985, Standard for safety for transient voltage surge suppressors.

  • ITU-T K.12 (2000), Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications installations.

 

Quy trình kiểm định chống sét

 

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét. Đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của hệ thống

  • Xem xét các kết quả kiểm tra lần trước để tham khảo trong quá trình kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống nối đất bảo vệ

Bước 2: Kiểm tra thực tế

  • Xem xét sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt

  • Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét

  • Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.

  • Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.

Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét

đo điện trở hệ thống chống  sét
  • Kiểm tra điện áp để đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.

  • Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Giá trị điện trở nối đất đo được là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau

  • Hệ số phụ K phụ thuộc vào độ không đảm bảo đo của phương pháp đo (K = 1,3)

  • Trị số điện trở tiếp đất đánh giá: Rđánh giá = K x Rđo

Hệ số K và trị số đánh nêu trên chỉ áp dụng cho các công trình thông thường. Tùy theo đặc điểm của hệ thống chống sét và tầm quan trọng của công trình cần bảo vệ mà các giá trị trên có thay đổi

Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị

  • Ghi nhận và đánh giá kết quả đo. Ban hành kết quả ki quả không đạt yêu cầu sẽ kiến nghị với đơn vị sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa.

 

Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét

 

Đơn vị sử dụng cần kiểm định hệ thống chống sét khi:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt hệ thống chống sét, trước khi đưa vào sử dụng.

  • Định kỳ hằng năm trước mùa mưa hay trước thời gian kiểm định lần trước

  • Kiểm định hệ thống chống sét khi có các thay đổi diện tích công trình cần bảo vệ hoặc thay đổi các bộ phận trong hệ thống.

Thời gian kiểm định hệ thống chống sét có thể được rút ngắn nếu công trình cần bảo vệ có yêu cầu về an toàn chống sét cao hay công trình nằm trong vùng thường xuyên bị sét đánh.

 

Báo giá kiểm định hệ thống chống sét

 

Chi phí kiểm định hệ thống chống sét phụ thuộc vào phạm vi, khối lượng công việc thực hiện. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn và chất lượng kiểm tra tốt nhất với chi phí phù hợp.

 KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỆN

 

Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tải tiêu thụ điện. Biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ mục đích của người sử dụng.

Điện năng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hệ thống điện truyền tải điện đến các gia đình, đến các phụ tải tiêu thụ điện, qua đó sử dụng điện để chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng phục vụ người sử dụng. Nguồn điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ hết sức nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu như không được kiểm tra thường xuyên. Kiểm định hệ thống điện theo đúng quy chuẩn an toàn khi sử dụng điện sẽ giúp chúng ta hạn chế những rủi ro đó.

 

kiểm định hệ thống điện

 

 

Những vụ tai nạn, hỏa hoạn hàng năm vẫn xảy ra do nguyên nhân là nguồn điện. Nhà nước cũng có quy định về việc kiểm định hệ thống điện phải được kiểm tra và sửa chữa định kỳ trong quá trình sử dụng. Hệ thống điện gồm có:

- Hệ thống điện động lực: nơi cấp nguồn chính cho các hộ tiêu thụ gồm đường dây trung thế, tủ trung thế, may biến áp và các tủ đóng cắt chính; trạm biến áp, đồng hồ điện, tủ đo lường, cáp hạ thế và cáp trung thế. Ngoài ra còn có hệ thống tủ điện phân phối và hệ thống các công tắc ổ cắm điện.

- Thứ hai là hệ thống máy phát, nguồn dự phòng có các máy là máy phát điện, hệ thống bơm dầu, bồn dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ hòa đồng bộ và tủ ATS, aquy dự phòng dùng cho bệnh viện, nhà quốc hội hay trung tâm thông tin viễn thông.

- Hệ thống điện chiếu sáng.

- Hệ thống thu lôi, thoát sét, tiếp đất.

- Hệ thống đèn báo không

- Hệ thống điện mặt trời.

Vậy để kiểm định hệ thống điện cần trải qua các bước nào? Trước tiên là kiểm tra các nguồn điện, tủ điện và các thiết bị trong tủ, kiểm tra tủ điện phân phối, đèn báo, hệ thống đèn chiếu sáng. Tiếp theo là xác định tiêu hao bằng cách tính tổng tải và tải đầu ra của MCCB. Vệ sinh các thiết bị điện. Lập danh sách những sự cố phải giải quyết. Kiểm tra nhật ký hoạt động của hệ thống. Đo thứ tự các pha, điện áp vào ra. Kiểm tra lại đường cáp động lực. Cuối cùng là ghi nhận lại các vấn đề quan trọng để theo dõi sau này.

Nói chung việc kiểm định hệ thống điện là việc làm cần được diễn ra thường xuyên để đảm bảo độ an toàn cho lưới điện cũng như an toàn cho những người sử dụng. CÔNG TY TNHH MTV KIỂM ĐỊNH MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM hoạt động trong lĩnh vực kiểm định, huấn luyện an toàn, luôn luôn nỗ lực không ngừng trong công việc, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.